Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

BÀI GIỚI THIỆU TẬP THƠ MONG MANH THU VÀNG












ĐÔI LỜI GIỚI THIỆU


… và vài suy tư mộc mạc, chân thành
của một người yêu sách, yêu văn thơ,
sau khi đọc bản thảo tập thơ
"Mong Manh Thu Vàng" của nhà thơ
Phạm Thị Minh Hưng…

Saigon T3-21 tháng 6, 2016

Nhận được bản thảo tập thơ gồm 110 bài thơ qua 10 đề tài khác nhau, tôi đã bỏ ra 5 giờ đồng hồ để đọc lướt qua tất cả 110 bài thơ, và đã cảm thấy rất thích thú và yêu quý các bài thơ này.Phần lớn các bài thơ đều nói về đủ khía cạnh của Tình Yêu, nào là tình lãng mạn, tính nhớ, tình vui, tình buồn,tình trẻ, tình già, tình gần, tình xa (nơi quê người), và cả ... tình tan bằng một văn phong chân chất, thuần Việt, trong sáng, lãng mạn, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, và có thể nói dễ đi vào lòng người đọc...và ở lại...
Trong chuyến du hành qua 112 bài thơ, tôi đã không bắt gặp một từ nào bí hiểm, cầu kỳ, lai căng, và đã không gặp một ẩn dụ, hiện dụ, tiền hay hậu hiện đại nào, thật là tuyệt vời! 
Tôi đoan chắc văn phong trong sáng, đầy mộng mơ, đầy tình cảm này của nhà thơ, sẽ rất dễ dàng chinh phục lòng người đọc, và sẽ được họ nhớ tới dài lâu. 
     Điều đáng quý và đáng nói nhất, là nhà thơ Phạm Thị Minh Hưng đã luôn là chính mình, và không hề phải chịu ảnh hưởng của ai, của trường phái nào,

Vì là người biết chơi sách từ thời niên thiếu, trong đời tôi tôi yêu thơ chẳng kém gì tôi yêu văn, và tôi đã đọc rất nhiều thơ của các nhà thơ danh tiếng như Tản Đà, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, Nhất Linh, Khái Hưng, Phạm Huy Thông, Tchya vv… và đấy là những nhà thơ ta, còn những nhà thơ tây thì tôi đọc nhiều đến nỗi không nhớ hết được, nhưng tôi lại nhớ rất rõ, vì tôi có ghi lại, một bài nhan đề là “ Bài Thơ dùng để làm gì?” của một nhà văn nữ người Gia Nã Đại (Canada) là bà Henriette Major (1933-2006), mà tôi chép ra dưới đây để chia sẻ với mọi người đọc, đồng thời cũng để thông báo với các người đọc là 112 bài thơ trong tập Mong Manh Thu Vàng của nhà thơ Phạm Thị Minh Hưng có rất nhiều tính chất rất gần với những gì nhà văn nữ người Gia Nã Đại trên đã viết trong bài viết của bà:

BÀI THƠ DÙNG ĐỂ LÀM GÌ ?

Để chơi chữ, như người ta chơi đàn ghi ta, thổi sáo, hay đánh dương cầm

Bài thơ dùng để cho biết ta đang vui, đang buồn, hay đang nghĩ tếu táo

Bài thơ thay thế đôi dòng lệ, làm ta cười hay khiến ta hụt hẫng

Bài thơ dùng để ta nói về ta, hay về tất cả mọi sự bất cứ cái chi

Bài thơ là một chuyền du hành trong tâm khảm, một phương tiện để bày tỏ tấm lòng

Thật ra bài thơ dùng để làm gì? Đúng ra là để chẳng làm gì cả

Nhưng bài thơ làm cuộc đời tươi đẹp hơn, như một trò ảo thuật, như một nụ cười, như một cái cầu vồng

Tóm lại bài thơ dùng để làm gì?

Để nói :” ANH YÊU EM “

(Henriette Major)

Trong khi đọc lướt qua 112 bài thơ của tập thơ Mong Manh Thu Vàng, tôi đã rất yêu thích một vài đoạn sau đây:

1/ Bài CHƠI VƠI TƠ TRỜI

Mong manh sợi mỏng tơ trời

Tình ơi vương vấn u hoài nhớ nhung

Đâu rồi giấc mộng tương phùng

Trời cao gió lộng chập chùng mây bay

Câu tả cảnh “ Trời cao gió lộng chập chùng mây bay” này hay và dễ thương quá.

2/ Bài CHIẾC LÁ THU MƠ

Mơ về nơi ấy rất xa xôi

Chiều nay bão rớt ở phương trới

Hồn em đắm đuối tình mê hoặc

Lòng tiếc thương hoài - Tình khôn nguôi

Tình mơ và tình buồn được tả rất kỹ qua bốn câu này

3/ Bài CÕI HOANG (Hoa Cỏ May)

Anh nơi đâu? Hoang vu

Hồn em đẫm sương mù

Lối hẹn xưa xa thẳm

Hiu hắt mảnh trăng thu
...
Hai chữ Hoang vu hay quá chẳng khác gì câu :” Thiếu anh tất cả thành hoang vắng “ (Un seul être vous manque, et tout est dépeuplé) của đại thi hào Pháp
Lamartine.

4/ Bài TÌNH CÓ CÒN XANH

ThờI gian ơi có bao giờ trở lại

Để cho tôi tiếp nối cung đàn

Dây đã chùng âm buồn tê tái

Còn gì không - dĩ vãng tàn phai?

Dây đã chùng, tức là một thời gian xa cách đã qua, thế mà vẫn lãng mạn mong xem thời gian có bao giờ trờ lại không, để rồi buồn bã hỏi còn gì không? ( chỉ còn Tình buồn...)

5/ Bài NHỚ NHUNG

Xứ xa người lạ tìm đâu

Nhớ sao thuở ấy ngọt ngào dấu yêu

Nhớ quay quắt nhớ liêu xiêu

Nỗi buồn thăm thẳm phiêu diêu bềnh bồng

Người tình đã đi xa mà vẫn nhớ quay quắt liêu xiêu, khiến nỗi buồn thăm thẳm phiêu diêu bềnh bồng, câu này quả là lãng mạn, và người viết trong suốt 80 cuộc đời cũng đã có vài lần liêu xiêu nên thấu hiểu tâm tư này...

6/ Bài BỐN MƯƠI NĂM TÌNH CŨ

Hôm nay tay trong tay

Tình đong đầy mắt say

Nụ cười tươi ngọt mật

Còn đây tình chưa phai

Tay trong tay rất dễ thương, rất âu yếm, rất lãng mạn và đầy ắp tình yêu.

Tập thơ MONG MANH THU VÀNG là một tập thơ hay, theo quan niệm của tôi, do đó tôi trân trọng giới thiệu thi phẩm này với độc giả xa gần, trong nước cũng như ở quốc ngoại, để quý vị đọc và tự thẩm định.

Dịch giả VŨ ANH TUẤN
*




Bản Nguyên văn chưa chỉnh sửa:

ĐÔI LỜI GIỚI THIỆU

… và vài suy tư mộc mạc, chân thành

của một người yêu sách, yêu văn thơ,

và đã đọc cơ man nào là thơ ta và cả

thơ tây, sau khi đọc bản thảo tập thơ

Mong Manh Thu Vàng của nhà thơ

Phạm Thị Minh Hưng…



Saigon tháng 6, 2016

Gần hai năm trước, tôi đã được nhà thơ Phạm Thị Minh Hưng, một

thành viên của Câu Lạc Bộ Sách Xưa và Nay mà tôi làm Chủ nhiệm, nhờ

viết mấy lời giới thiệu tập thơ Thoáng Hương Xưa của bà. Nay lại có hân

hạnh được bà giao nhiệm vụ viết vài lời giới thiệu tập thơ mới của bà mang

tựa đề là Mong Manh Thu Vàng. Là kẻ chưa bao giờ biết từ chối những gì

bạn bè, nhất là các quý bà bảo-tích- phương (từ beautiful bị Việt hóa) nhờ, tôi

lại phải trân trọng viết mấy lời giới thiệu tác phẩm mới này. Tôi sẽ lại chỉ viết

với tư cách một người yêu văn, yêu thơ, và trong suốt 80 năm cuộc đời đã

từng đọc không biết cơ man nào là thơ ta, thơ tây, chứ tuyệt đối không dính dấp

gì tới chuyện “phê bình”, “phê bèo” gì cả, do đó, tôi mong quý độc giả chỉ nên

coi bài viết của tôi gồm toàn những suy tư hoàn toàn cá nhân về tập thơ thôi.

Qua chuyện này, tôi chợt nhận thức ra là nhà thơ Phạm Thị Minh Hưng đã thực

sự làm một “việc đổi mới”, khác hẳn với mọi người trong đời thường, khi nhờ tôi

viết đôi lời giới thiệu tác phẩm của bà. Đơn giản là vì mọi người , khi nhờ người

viết lời giới thiệu, thì chỉ nhờ những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình nổi tiếng viết

chứ ai lại đi nhờ một kẻ siêu vô danh như tôi!

Nhận được bản thảo tập thơ gồm 110 bài thơ qua 10 đề tài khác nhau, tôi đã bỏ

ra 5 giờ đồng hồ để đọc lướt qua tất cả 110 bài thơ, và đã cảm thấy rất thích thú

và yêu quý các bài thơ này. Lý do là tuy có 10 đề tài khác nhau, nhưng đề tài có

thể nói là chính yêu của tất cả các bài thơ lại là “Tình Yêu” đề tài yêu thích nhất

của tôi, một kẻ suốt 80 năm cuộc đời lúc nào cũng chỉ khoái “Chính Em” chứ

không thích “Chính Chị”. Phần lớn các bài thơ đều nói về đủ khía cạnh của Tình

Yêu, nào là tình lãng mạn, tình nhớ, tình vui, tình buồn, tình trẻ, tình già, tình gần,

tình xa (nơi quê người), và cả …tình tan bằng một văn phong chân chất, thuần

Việt, trong sáng, lãng mạn, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, và có thề nói dễ đi vào lòng

người đọc…và ở lại. Trong chuyến du hành qua 110 bài thơ, tôi đã không bắt gặp

một từ nào bí hiểm, cầu kỳ, lai căng, và đã không gặp một ẩn dụ, hiện dụ, tiền hay

hậu hiện đại nào, thật là tuyệt vời! Tôi đoan chắc là văn phong trong sáng, đầy

mộng mơ, đầy tình cảm này của nhà thơ, sẽ rất dễ dàng chinh phục lòng người

đọc, và sẽ được họ nhớ tới dài lâu. Điều đáng quý và đáng nói nhất, là nhà thơ

Phạm Thị Minh Hưng đã luôn là chính mình, và không hề phải chịu ảnh hường

của ai, của trường phái nào, khác với nhiều kẻ suốt ngày chịu ảnh hưởng này,

ảnh hưởng nọ, mà chẳng bao giờ biết nghĩ là khi chịu ảnh hưởng ai thì là tôn họ

làm thầy rồi còn quái gì nữa, một điều quà ư là tồi tệ, chẳng hay ho, và vinh dự

gì!

Vì là người biết chơi sách từ thời niên thiếu, trong đời tôi tôi yêu thơ chẳng

kém gì tôi yêu văn, và tôi đã đọc rất nhiều thơ của các nhà thơ danh tiếng như

Tản Đà, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, Nhất Linh, Khái Hưng, Phạm

Huy Thông, Tchya vv… và đấy là những nhà thơ ta, còn những nhà thơ tây thì tôi

đọc nhiều đến nỗi không nhớ hết được, nhưng tôi lại nhớ rất rõ, vì tôi có ghi lại,

một bài nhan đề là “ Bài Thơ dùng để làm gì?” của một nhà văn nữ người Gia Nã

Đại (Canada) là bà Henriette Major (1933-2006), mà tôi chép ra dười đây để chia

sẻ với mọi người đọc, đồng thời cũng để thông báo với các người đọc là 110 bài

thơ của tập Mong Manh Thu Vàng của nhà thơ Phạm Thị Minh Hưng có rất nhiều

tính chất rất gần với những gì nhà văn nữ người Gia Nã Đại đã viết trong bài viết

của bà:

BÀI THƠ DÙNG ĐỂ LÀM GÌ ?



Để chơi chữ, như người ta chơi đàn ghi ta, thổi sáo, hay đánh

dương cầm

Bài thơ dùng để cho biết ta đang vui, đang buồn, hay đang

nghĩ tếu táo

Bài thơ thay thế đôi dòng lệ, làm ta cười hay khiến ta hụt hẫng



Bài thơ dùng để ta nói về ta, hay về tất cả mọi sự bất cứ cái chi

Bài thơ là một chuyền du hành trong tâm khảm, một phương tiện

để bày tỏ tấm lòng

Thật ra bài thơ dùng để làm gì? Đúng ra là để chẳng làm gì cả

Nhưng bài thơ làm cuộc đời tươi đẹp hơn, như một trò ảo thuật,

như một nụ cười, như một cái cầu vồng

Tóm lại bài thơ dùng để làm gì?

Để nói :” ANH YÊU EM “

H. MAJOR

Trong khi đọc lướt qua 110 bài thơ của tập thơ Mong Manh Thu Vàng, tôi

đã rất yêu thích một vài bài sau đây:

1/ Bài CHƠI VƠI TƠ TRỜI

Mong manh sợi mỏng tơ trời

Tình ơi vương vấn u hoài nhớ nhung

Đâu rồi giấc mộng tương phùng

Trời cao gió lộng chập chùng mây bay

Câu tà cảnh “ Trời cao gió lộng chập chùng mây bay” này hay và dễ thương

quá.

2/ Bài CHIẾC LÁ THU MƠ



Mơ về nơi ấy rất xa xôi

Chiều nay bão rớt ở phương trới

Hồn em đắm đuối tình mê hoặc

Lòng tiếc thương hoài - Tình khôn nguôi

Tình mơ và tình buồn được tả rất kỹ qua bốn câu này

3/ Bài CÕI HOANG (Hoa Cỏ May)

Anh nơi đâu? Hoang vu

Hồn em đẫm sương mù

Lối hẹn xưa xa thẳm

Hiu hắt mảnh trang thu

Hai chữ Hoang vu hay quá chẳng khác gì câu :” Thiếu anh tất cả thành hoang

vắng “ (Un seul être vous manque, et tout est dépeuplé) của đại thi hào Pháp

Lamartine.

4/ Bài TÌNH CÓ CÒN XANH



ThờI gian ơi có bao giờ trở lại

Để cho tôi tiếp nối cung đàn

Dây đã chùng âm buồn tê tái

Còn gì không - dĩ vãng tàn phai?

Dây đã chùng, tức là một thời gian xa cách đã qua, thế mà vẫn lãng mạn mong

xem thời gian có bao giờ trờ lại không, để rồi buồn bã hỏi còn gì không? (Tình

buồn)

5/ Bài NHỚ NHUNG



Xứ xa người lạ tìm đâu

Nhớ sao thuở ấy ngọt ngào dấu yêu

Nhớ quay quắt nhớ liêu xiêu

Nỗi buồn thăm thẳm phiêu diêu bềnh bồng

Người tình đã đi nước ngoài mà vẫn nhớ quay quắt liêu xiêu, khiến nỗi buồn

thăm thẳm phiêu diêu bềnh bồng, em này quả là lãng mạn, và người viết trong

suốt 80 cuộc đời cũng đã có vài lần liêu xiêu nên thấu hiểu và hơi bị … khoái bày

này.

6/ Bài BỐN MƯƠI NĂM TÌNH CŨ

Hôm nay tay trong tay

Tình đong đầy mắt say

Nụ cười tươi ngọt mật

Còn đây tình chưa phai

Tay trong tay rất dễ thương, rất âu yếm, rất lãng mạn và đầy ắp tình yêu.

Tập thơ MONG MANH THU VÀNG là một tập thơ hay, theo quan niệm của

người viết, do đó người viết trân trọng giới thiệu thi phẩm này với độc giả xa

gần, trong nước cũng như ở quốc ngoại, để quý vị đọc và tự thẩm định.


Dịch giả VŨ ANH TUẤN

2 nhận xét:

  1. Minh Hưng ơi,
    Dược rồi dùng như bài mới Minh Hưng đã gửi cũng được rồi, tôi không giận gì Minh Hưng đâu. Tuy nhiên ở đoạn 4 có chữ VỚI cần phải được bỏ đi trong câu TÔI ĐOAN CHẮC VỚI VĂN PHONG... Cần phải bỏ chữ VỚI Minh Hưng ạ

    Trả lờiXóa