Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Xin Đừng Nhỏ Lệ_Thơ PTMH




Đừng nhỏ lệ làm hồn tôi vấn vương,
Xót xa hoài giọt nước mắt sầu thương
Cõi hồng trần bao ngày tháng vô thường
Xin đừng khóc đời tôi đâu đã hết

Tôi còn đây tình đời làm sao chết
Vẫn ngậm ngùi se sắt giữa trời đông
Tôi còn đây là ngọn gió mát lòng
Là sương đọng mỗi bình minh thức dậy

Là nắng hồng soi rọi mỗi sáng mai
Nắng vui đùa trải thảm dưới chân ai
Tôi vẫn còn đây hỡi người tình mộng
Trong vườn cây xào xạc lá thu bay

Tôi là trăng ve vuốt tấm vai gầy
Là hạt mưa chiều, ướt sợi tóc mây
Là sao sáng. giải Ngân Hà đêm mộng
Là sóng âm vang đùa bãi cát dài

Tôi không chết đâu chỉ như cơn mộng
Xin đừng nhỏ lệ, giọt lệ đau thương
Có yêu tôi đừng chuốc mối sầu vương
Ta mãi bên nhau, ngày tháng mộng thường...

Xin đừng nhỏ lệ...Tôi đã chết đâu...
Phạm Thị Minh-Hưng
**
Thơ PHAN HẠNH-Nguyễn Thanh Hoàng.
Xin đừng đứng bên mồ tôi nhỏ lệ
Xin đừng đứng bên mồ tôi thổn thức
tôi không yên ngủ ở nơi đây
Tôi là ngàn gió thổi giữa rừng cây
Là hạt tuyết tựa kim cương lấp lánh.
Tôi là nắng nhuộm vàng bông lúa chín
Là cơn mưa dìu dịu những ngày thu
Khi con thức dậy buổi sáng nhẹ ru
Tôi chính là sự vút lên bỗng chốc
Của đàn chim lặng lẽ lượn thành vòng
Xin đừng đứng bên mồ tôi thổn thức
Tôi không ở đây. Tôi đã chết đâu.
Phan Hạnh phóng tác
*
Do not stand by my grave and weep
Mary Frye
Do not stand by my grave and weep:
I am not there. I do not sleep…
I am a thousand winds that blow
I am the diamond’s glint on snow
I am the sunlight on ripened grain
I am the gentle autumn’s rain
When you awake in the morning’s hush
I am the swift uplifting rush
Of quiet birds in circle flight
Do not stand by my grave and cry:
I am not there. I did not die.
Đây là bài thơ duy nhất của Mary Frye cảm tác viết ra trong đời sau khi nghe cô bạn di dân người Đức gốc Do Thái ở trọ nhà bà đau buồn kể chuyện mẹ cô mất ở quê nhà nhưng không thể về thọ tang. Mary Frye không phải là thi sĩ chuyên nghiệp theo nghĩa thông thường mà chỉ là một phụ nữ nội trợ và làm nghề cắm hoa an phận với cuộc đời bình dị. Đó là một trong những lý do bài thơ Do not stand by my grave and weep phổ biến trong nhiều thập niên nhưng tác giả chẳng biết là ai.
*







Yêu Thương Mong Manh - Đức Trí

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Trường Cũ - Thầy Xưa_Thơ PTMH - Trường Cũ - Tình Xưa - Đặng Thế Luân - Tâm Đoan



           b1975_highschool_bmt_gate_1968.jpg_thumb
chao_co
*



Trường Cũ - Thầy Xưa

Học trò nhỏ, trường xưa, thầy cũ
Hôm nay về lớp học tuổi thơ
Hoa Phượng đỏ, tình xưa thắm đỏ
Vẫn còn đây lớp học, mong chờ

Dáng Thầy đã già hơn năm xưa
Vẫn bàn ghế đó, cứ như mơ
Bạn trai gái, dễ thương một thuở
Hôm nay đây hội ngộ bất ngờ!

Nụ cười tươi đọng mãi trên môi
Em rạng rỡ, những ngôi sao sáng
"Tuổi vừa chớm" tình non chưa ngỏ
Ngồi bên nhau mơ mộng vu vơ

Thầy giáo suy tư thời đã qua
Nhìn Thầy thương quá, tóc sương pha,
Học trò nay đã xa tuổi mộng,
Vẫn đến bên Thầy - Tình xót xa.

Tình mãi ngát xanh tuổi học trò
Tình Thầy tình bạn, giấc mơ hoa,
Gìn giữ cho nhau thời yêu dấu,
Dù bao xa cách chẳng phai nhòa...
Phạm Thị Minh-Hưng.
**

Xin đừng đứng bên mồ tôi nhỏ lệ_Phan Hạnh


1308560839 buon2sg6 112x115 Hình Ảnh Tình Yêu Buồn
Xin đừng đứng bên mồ tôi nhỏ lệ
Xin đừng đứng bên mồ tôi thổn thức
tôi không yên ngủ ở nơi đây
Tôi là ngàn gió thổi giữa rừng cây
Là hạt tuyết tựa kim cương lấp lánh.
Tôi là nắng nhuộm vàng bông lúa chín
Là cơn mưa dìu dịu những ngày thu
Khi con thức dậy buổi sáng nhẹ ru
Tôi chính là sự vút lên bỗng chốc
Của đàn chim lặng lẽ lượn thành vòng
Xin đừng đứng bên mồ tôi thổn thức
Tôi không ở đây. Tôi đã chết đâu.
Phan Hạnh phóng tác 
*
cuối trang sách “Last Man Out” James E. Parker Jr. đã chọn bài thơ của một chiến binh Mỹ ẩn danh (Làm tại Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam, khoảng năm 1969). Từ và ý bài thơ hoa mỹ, lãng mạn và phảng phất siêu thoát, nhưng dứt bằng một câu thơ đầy hào khí tang bồng hồ thỉ như khí tiết của những chiến sĩ, hiệp khách Đông Phương. Tạm dịch nghĩa:
Đừng đứng bên mộ anh và nhỏ lệ:
Anh không ở trong mộ này. Anh không ngủ đâu em.
Anh là ngàn ngọn gió thổi khắp phương trời
Anh là kim cương lấp lánh trên tuyết lạnh
Anh là ánh nắng nhuộm vàng hạt lúa chín
Anh là giọt mưa của trời thu êm ả
Khi em thức giấc lúc ban mai thinh lặng
Anh là lực xua đàn chim vụt bay cao
Những cánh chim lặng lẽ lượn những đường vòng
Đừng đứng bên mộ anh và khóc lóc:
Anh không ở trong mộ này. Anh không chết đâu em.
Do not stand by my grave and weep
Do not stand by my grave and weep:
I am not there. I do not sleep…
I am a thousand winds that blow
I am the diamond’s glint on snow
I am the sunlight on ripened grain
I am the gentle autumn’s rain
When you awake in the morning’s hush
I am the swift uplifting rush
Of quiet birds in circle flight
Do not stand by my grave and cry:
I am not there. I did not die.
Đây là bài thơ duy nhất của Mary Frye cảm tác viết ra trong đời sau khi nghe cô bạn di dân người Đức gốc Do Thái ở trọ nhà bà đau buồn kể chuyện mẹ cô mất ở quê nhà nhưng không thể về thọ tang. Mary Frye không phải là thi sĩ chuyên nghiệp theo nghĩa thông thường mà chỉ là một phụ nữ nội trợ và làm nghề cắm hoa an phận với cuộc đời bình dị. Đó là một trong những lý do bài thơ Do not stand by my grave and weep phổ biến trong nhiều thập niên nhưng tác giả chẳng biết là ai.

*
Xin đừng đứng bên mồ tôi nhỏ lệ
Con yêu ơi, thôi con đừng khóc nữa
Vì thật ra hồn mẹ chẳng ở đây
Đã quyện vào cơn gió giữa rừng cây
Là hạt tuyết tựa kim cương lấp lánh.
Là nắng nhuộm trên cánh đồng lúa chín
Là cơn mưa dìu dịu những ngày thu
Mỗi ngày con thức buổi sáng nhẹ ru
Mẹ là đàn chim tung bay cao vút
Con thôi đứng bên mồ mẹ thổn thức
Mẹ không ở đây. Mẹ đã chết đâu.
 Phan Hạnh-2
**
Bài thơ mất 66 năm sau mới tìm ra đúng tác giả
 
Thật ra, theo bách khoa từ điển mở Wikipedia, Do not stand by my grave and weep là một bài thơ độc nhất nhưng rất nổi tiếng do phụ nữ người Mỹ tên Mary Elizabeth Frye sáng tác vào năm 1932 trong một bối cảnh khác.
 
Trong Anh ngữ, các đại danh từ “I” và “You” có thể diễn đạt trong bất cứ mối liên hệ nào cũng được. Khi dịch ra Việt ngữ, hai đại danh từ đó thay đổi tùy từng mối liên hệ ngôi thứ vai vế và kể cả tình huống nữa.
Do đó, bản dịch Việt ngữ trên đây xứng hợp trong liên hệ chồng vợ, như lời nhắn nhủ của tử sĩ dành cho quả phụ trong hai câu cuối: “Đừng đứng bên mộ anh và khóc lóc/Anh không ở trong mộ này. Anh không chết đâu em.”
 
Nhưng Mary Elizabeth Frye đã viết lên bài thơ trong một bối cảnh khác và mối liên hệ khác. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần trở lui về quá khứ của 80 năm trước.
 
Nguyên nhân và nguồn cảm hứng
 
Mary Elizabeth Clark chào đời tại thành phố Dayton tiểu bang Ohio vào ngày 13 tháng 11, 1905 và mất ngày 15 Tháng Chín năm 2004. Mồ côi từ lúc mới lên 3 tuổi, Mary kết hôn với Claud Frye năm 1927 và trở thành bà nội trợ Mary Frye sống ở thành phố Baltimore. Chính nơi đây, Mary đã viết lên bài thơ độc nhất vào năm 1932. Vào thời điểm đó, vợ chồng Frye có cho một cô gái di dân người Đức gốc Do Thái tên Margaret Schwarzkopf trú ngụ. Margaret Schwarzkopf lo lắng về tình trạng đang đau bệnh của người mẹ ruột của mình vẫn còn ở Đức. Sự gia tăng của phong trào bài xích người Do Thái ở nước Đức đã khiến cho Margaret  khó có thể trở về quê thăm mẹ. Khi mẹ qua đời bên kia bờ Đại Tây Dương, Margaret đau khổ nói với Mary Frye rằng cô đã không có cơ hội để đứng trước ngôi mộ của mẹ và được khóc. Mary Frye làm bài thơ trong một khoảng khắc thương cảm hoàn cảnh của người khác vì bản thân mình cũng mất mẹ và thiếu vắng tình thương của mẹ từ khi ba tuổi.
 
Nơi bàn ăn nhà bếp, trong ngập tràn cảm xúc bất chợt, Mary đã viết lên những dòng thơ trên một bao giấy dầu màu nâu đựng thức ăn mua ở chợ. Sau này bà kể ý nghĩ về sự tử sinh tự nhiên nảy ra trong đầu óc và tuôn chảy qua ngòi bút bằng dòng thơ. Mary Frye đã tự đặt mình vào vai trò của một người mẹ qua đời khuyên đứa con gái đừng bi lụy khóc than, và bà có ngờ đâu đã để lại cho đời một bài thơ bất hủ mà người ta thường xướng đọc trong các lễ hạ huyệt ở nghĩa trang.
 
Sau đó Mary Frye đã đưa bài thơ mà bà đã ngẫu hứng cảm tác cho một số người thân trong gia đình và bạn bè xem. Dù bài thơ không bao giờ được công bố để bảo vệ bản quyền bằng một văn kiện chính thức nhưng nó vẫn tồn tại qua thời gian và đã được xác nhận bằng cáo phó của bà đăng trên báo Times và điếu văn của người thân đọc trong tang lễ khi bà mất.
 
Báo Times đã xác nhận Mary Frye là tác giả không thể tranh cãi của bài thơ nổi tiếng này, một bài thơ đã được ưa chuộng xướng đọc tại tang lễ và những dịp thích hợp khác trên toàn thế giới trong suốt tám mươi năm qua. Kết quả của một cuộc thăm dò ý kiến những người mê đọc sách năm 1996 bầu chọn nó là bài thơ được yêu thích nhất của Anh quốc.
 Cuộc điều tra đi tìm tác giả
Nhiều người ở vương quốc Anh bắt đầu nghe biết đến bài thơ kể từ khi cha của một người lính Anh bị tử thương do một vụ nổ bom ở Bắc Ái Nhĩ Lan đã nhờ đài phát thanh BBC đọc lên vào năm 1995 để tưởng nhớ con trai của ông. Điều này đã gợi trí tò mò của nữ phóng viên báo chí Abigail Van Buren. Nữ ký giả này đã bỏ ra mấy năm mở cuộc điều tra truy tìm tác giả và sau cùng tìm ra đầy đủ bằng chứng xác nhận năm 1998. Bản chính gốc của bài thơ đã được báo The Times ấn hành và được đọc trong tang lễ của tác giả ngày 5 tháng 11 năm 2004.
 
Trước khi được chính thức xác nhận của Mary E. Fry và qua nhiều thời kỳ khác nhau, bài thơ này đã được cho là của JT Wiggins, một di dân người Anh ở Mỹ hoặc của Marianne Reinhardt, một chiến binh Mỹ ẩn danh nào đó nơi vùng cao nguyên Việt Nam, và gần đây là Stephen Cummins, một người lính Anh thiệt mạng ở Bắc Ireland đã để lại một bản sao cho người thân của mình. Nhiều người khác cho đó là một lời cầu nguyện trong lễ chôn cất của người da đỏ Navajo ở miền Tây Nam Hoa Kỳ.
 
Cảm nghĩ riêng thay lời kết
 
Có người cho rằng chết giống như cởi bỏ chiếc áo cũ để mặc vào chiếc áo mới đẹp đẽ hơn. Người chết là người ngủ một giấc ngủ không bao giờ thức dậy nữa, an giấc ngàn thu. Vì vậy con người không nên bi lụy khóc than khi người thân qua đời.
 
Nhưng trên thực tế, không ai không cảm thấy nỗi đau mất mát to lớn choáng ngợp khi phải vĩnh viễn chia lìa người mình thương mến. Nỗi đau bao giờ mới nguôi ngoai khó mà xác định. Phản ứng và sự biểu lộ cảm xúc trước cái chết cũng mỗi người mỗi khác và còn tùy thuộc vào phong tục xã hội. Có người gào khóc vật vã, có người chỉ thầm rơi lệ.
 
Sinh ly tử biệt là định luật thường tình bất biến của cuộc đời nên con người đành chấp nhận. Đến một lúc nào đó, những người chúng ta yêu thương đều sẽ mất đi theo thời gian. Chấp nhận sự mất mát là liều thuốc tinh thần giúp chữa lành những nỗi đau và đem lại cho chúng ta sự bình an.
 
Tóm lại, tình trạng vĩnh viễn chia lìa với người thân yêu có thể đem lại một nỗi đau sâu thẳm, nhưng chúng ta nên biết chấp nhận, không nên chìm đắm trong sầu bi khổ lụy vô ích. Có biết bao người như tôi ở hải ngoại, vì hoàn cảnh, không thể có mặt tiễn đưa cha mẹ trở về lòng đất nơi quê nhà. Tôi mong nghĩ linh hồn cha mẹ linh thiêng là làn gió xuân thoảng hương thơm hoa lilac trước hiên, là tia nắng ban mai đến sớm tháng hè, là rừng phong thay áo trong mùa thu, là những hoa tuyết mùa đông mong manh lất phất rơi bám vào cửa sổ thư phòng, là trăng sao vời vợi trên bầu trời đêm khuya thức viết bài cho kịp… Văng vẳng trong tâm thức đứa con như có tiếng thì thầm của mẹ là “Con đừng đứng bên mồ thổn thức… Vì Má không yên ngủ ở nơi đây.”
Trong đêm tĩnh lặng, tôi nghe lòng mình quặn thắt rưng rưng để cố ngăn cho khỏi khóc.
 
Phan Hạnh.


Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

MẮT LỆ CHO NGƯỜI_TCPHUNG - MẮT LỆ NGÀY XƯA - Thơ PTMH


Mắt Lệ Ngày Xưa

Thương sao đôi mắt lệ long lanh 
Lệ rơi tơi tả khóc tình xanh  
Ngọc ngà giọt lệ, thời hoa gấm,
Đớn đau chi lắm, tình mong manh

Tháng Hạ trời mưa đường vắng tanh 
Hoàng hôn buông phủ nắng buồn tênh
Bâng khuâng thầm lặng, tình xa vắng 
Chia tay buổi ấy, hồn chênh vênh

Mưa buồn Phượng ủ rũ bên song 
Cuộc tình như lá héo chiều đông
Ngày mai, cả những ngày sau nữa 
Tìm đâu bóng dáng nắng Xuân hồng

Sài Gòn mưa, tất tả, mênh mông
Nhớ người xưa, mắt lệ tuôn dòng
Biệt tăm đôi mắt, tình thơ ấy,
Mắt buồn. lệ thắm, thuở sầu đông...

Phạm Thị Minh-Hưng.
**